Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Khám phá các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá và cách điều trị hiệu quả

Chắc hẳn trong đời ai cũng từng ít nhất vài lần bồn chồn lo lắng, thậm chí “mất ăn mất ngủ” vì mụn. Vậy nguyên nhân nào thực sự gây ra mụn, làm thế nào để phòng tránh và điều trị mụn hiệu quả … Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.
1- Tìm hiểu về mụn trứng cá:


Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì mụn chịu tác động của hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).

Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.

Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã (tuyến nhờn) hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn. Không chỉ ở tuổi dậy thì mà trước chu kì kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn nên chị em cũng dễ bị mụn. Ngoài ra, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.



2- Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá: Mụn trứng cá phát triển qua 4 giai đoạn

     - Giai đoạn 1: Tắc nghẽn ống chân lông
  Các tế bào của tuyến bã và của ống chân lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua ống chân lông. Tuy nhiên, khi chúng không được đào thải theo cơ chế tự nhiên thì sẽ gây tắc nghẽn, ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong ống. 

     - Giai đoạn 2: Sự hoạt động quá mức của tuyến bã
  Lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bã được kích thích bởi hoóc môn, chủ yếu là androgen. Do việc sản xuất hoóc môn của cơ thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên việc sản xuất chất nhờn cũng tăng nhanh. Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở tuổi trưởng thành do lượng androgen được sản xuất nhiều hơn.

     - Giai đoạn 3: Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes
  Vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. Chúng sẽ kết hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm trọng của mụn và sự sưng tấy ống chân lông.

     - Giai đoạn 4: Tình trạng sưng tấy của chân lông
  Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công lỗ chân lông, bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. Sự sưng tấy này gây nên mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. Nếu sưng tấy kéo dài và không được chữa trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng sẽ phát triển sau đó, dẫn đến nhiễm trùng cũng như tạo sẹo vĩnh viễn.



3- Nguyên nhân của mụn trứng cá: 

Nguyên nhân gây mụn -nguyen-nhan-gay-mun-trung-ca-1
Do dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn đẹp và đáng nhớ của đời người. Ở lứa tuổi này, sự thay đổi nội tiết có thể xảy ra ở cả con trai và con gái. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm dễ xuất hiện nhiều rắc rối, trong đó sự xuất hiện của mụn trứng cá cũng là một rắc rối đáng kể. Nguyên nhân của sự xuất hiện “đèn pin” trên mặt vào lúc này là tác động từ những thay đổi hormone giới tính. Lúc này tuyến bã nhờn hoạt động và bài tiết rất mạnh, và khi các bã nhờn không được bài tiết hết ra ngoài sẽ tích tụ tại nang lông gây tắc nghẽn lỗ chân lông cộng với tác động từ vi khuẩn thường trú trên bề mặt da sẽ hình thành mụn.
Da bị viêm
Khi da bị căng thẳng, các tế bào màu trắng vội vàng bao phủ lên bề mặt để chống lại các trạng thái thay đổi. Điều này tạo nên lớp mủ và sau đó phát triển thành những mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng vô cùng nguy hiểm.
Để ngăn ngừa chúng, bạn cần tăng cường các thực phẩm chống viêm để cải thiện sức sống cho da như các loại rau lá xanh, lá thẫm, quả mọng và có thể điều trị mụn với lượng vừa phải benzoyl peroxide.
Da quá nhiều bã nhờn
Đây là loại dầu tự nhiên phát triển trong tuyến bã nhờn của da. Trong điều kiện bình thường và làn da khỏe mạnh, bã nhờn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi các yếu tố từ bên ngoài và giúp giữ nước, giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, khi có quá nhiều bã nhờn phát triển, nó sẽ bịt kín các lỗ chân lông và mụn hình thành.
Các sản phẩm chứa axit alphahydroxy có thể giúp điều chỉnh trạng thái này của da.
Vấn đề với lớp dầu trên da
Khi bã nhờn bị chặn lại và không thể lên được bề mặt của da, da có thể bị oxy hóa, sạm đen và chuyển sang màu nâu đậm.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia là cách tốt nhất để bạn giải quyết vấn đề với những mụn đầu đen và cải thiện tuyến bã nhờn trên da.
Vi khuẩn
Quá nhiều bã nhờn kết hợp với các yếu tố từ môi trường (như ô nhiễm hay khói thuốc lá) là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển trên bề mặt da của bạn.
Giữ da sạch là chìa khóa để loại bỏ vi khuẩn. Chú ý rửa mặt trước khi đi ngủ để loại bỏ chất nhờn tích tụ và thay giặt vỏ gối thường xuyên để ngăn chặn mụn hiệu quả.
Bị tắc nang
Khi các nang bị tắc nằm sâu trong da, hiện tượng viêm xuất hiện và mụn hình thành. Sự mất cân bằng nội tiết tố cùng với phản ứng dị ứng các sản phẩm làm đẹp cũng là những nguyên nhân khiến da bị mụn trứng cá.
Lời khuyên từ bác sỹ chuyên khoa da liễu sẽ giúp bạn loại bỏ các vấn đề này. Sản phẩm chứa axit salicylic có thể giúp chữa lành làn da cho bạn.
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Nếu ăn quá nhiều các thực phẩm đóng gói hoặc đã qua chế biến sẵn, bạn sẽ bắt đầu thấy nổi mụn nhiều hơn ở trung tâm khuôn mặt, như trán, giữa mũi, lông mày và cằm. Bạn hãy thử thay đổi chế độ ăn uống bằng các loại trái cây tươi, rau quả, thịt tươi và các sản phẩm hữu cơ.
Các tế bào da chết
Theo thời gian, hoạt động trao đổi chất trên da của chúng ta bị chậm lại, điều này dẫn đến tồn dư số lượng lớn các tế bào da chết trên bề mặt và đó là nguyên nhân chính của mụn trứng cá.
Nhẹ nhàng và thường xuyên tẩy da chết 1-2 lần/tuần sẽ giúp lấy đi tế bào da chết. Bạn nên tự tạo dung dịch tẩy tế bào da chết từ tự nhiên với dầu ôliu và đường thay vì các sản phẩm tẩy tế bào da chết có thể gây mài mòn da.
Một điều lưu ý trong quá trình tẩy tế bào da chết, bạn cần chắc chắn chà nhẹ nhàng theo vòng tròn trên khuôn mặt. Nếu thực hiện động tác quá mạnh, bạn chỉ đẩy vi khuẩn sâu hơn trong da của mình.
Sản phẩm trang điểm
Mỹ phẩm có gốc dầu hoặc mỹ phẩm đơn thuần cũng dễ gây nghẹt thở cho làn da của bạn và dầu đẩy vi khuẩn vào sâu trong làn da của bạn.
Bạn nên kiểm tra thành phần mỹ phẩm trước khi sử dụng hoặc tìm kiếm sản phẩm khoáng, nguồn gốc tự nhiên mà thường được chú thích “noncomedongenic”.

Sự mất quân bình hormone (hooc-môn) khiến cơ thể sản xuất quá nhiều chất dầu, gây tắc nghẽn tại lỗ chân lông.
Sự tích tụ độc tố trong cơ thể
 Khi ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da.

Theo quan niệm của Đông y, mụn trứng cá do phong nhiệt tích tụ ở kinh phế sinh ra (phế chủ bì mao), hoặc do huyết nhiệt, hoặc do ăn nhiều chất cay nóng, đường, mỡ sinh thấp nhiệt tích tụ trên da, hoặc do tỳ chuyển hoá kém (tỳ chủ vận hoá) làm giảm quá trình thanh thải nhiệt độc trong cơ thể,…ảnh hưởng tới cân bằng sinh lý da gây nên mụn trứng cá.

Tình trạng “gan nóng” có thể chỉ là một khía cạnh nhỏ gây nên mụn trứng cá, chứ không thể coi là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.
Thiếu chất dinh dưỡng 
Có liên quan chặt chẽ đến sự tích tụ độc tố. Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe không chỉ khiến ruột và gan bị tắc nghẽn mà còn gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Stress
Một số bác sĩ có thể không đồng tình với quan điểm stress gây ra mụn. Nếu chỉ đề cập đến một yếu tố stress thôi thì họ đúng, nhưng những căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn.

Thiếu ngủ
Cũng làm mất quân bình hormone. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc, rất cần thiết cho sức khỏe.
Di truyền 
Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.
Những tác động xấu từ môi trường
Nguyên nhân gây mụn -nguyen-nhan-gay-mun-trung-ca-3
Hàng ngày, làn da của bạn chịu rất nhiều tác động có hại từ bên ngoài như ánh nắng, bụi bẩn, ô nhiễm,…Chính những tác nhân này sẽ tác động trực tiếp lên da, gây lão hóa, ách tắc nang lông và là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện.
Một số yếu tố làm bệnh trứng cá nặng thêm như: yếu tố thần kinh (stress, mất ngủ…), thay đổi nội tiết (hay gặp ở lứa tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt…), rối loạn tiêu hoá (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều…

Kết hợp với việc chăm sóc da không đúng cách: thói quen nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không hợp với da và đặc biệt là việc lạm dụng chế phẩm bôi ngoài da chứa Corticoid (như Dexamethasol, Betamethazol…).

4- Giải pháp nào cho làn da bị mụn?
Hiện chưa có phương pháp nào giúp phòng mụn trứng cá hoàn toàn. Do vậy, giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa mụn mọc thêm, các bác sĩ chuyên khoa da liễu đưa ra phác đồ khuyến cáo chung:
 
- Chăm sóc da đều đặn mỗi ngày, rửa mặt nhẹ nhàng, rửa sạch mặt trước khi đi ngủ, ngay khi ra đường về không chà xát da quá mạnh và quá thường xuyên, tôn trọng cấu trúc da. Không tự ý cạy, nặn mụn.


- Sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên trị mụn như: diếp cá, bột trà xanh, dưa leo...

- Không đắp mặt nạ quá thường xuyên, chỉ nên đắp 2-3 lần/tuần.

- Tránh làm việc gây đổ mồ hôi quá nhiều. Tắm và lau sạch cơ thể sau khi ra nhiều mồ hôi.
 
- Trường hợp mụn mủ có thể bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn (khi dùng kháng sinh đường uống phải theo chỉ dẫn của bác sĩ), hoặc một số chế phẩm giúp giảm sừng hóa, tan nhân mụn.
 
- Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất là dạng crème (kem), dạng dầu...
 
- Không dùng corticoide. 
 
- Kết hợp uống các thảo dược có tác dụng từ từ giúp tái lập cân bằng sinh lý da, tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá của các thuốc tác dụng tại chỗ. Từ đó tạo tác dụng hiệp đồng giúp mụn trứng cá nhanh khỏi hơn đồng thời giảm nguy cơ mụn mọc thêm và tái phát. Trên thị trường, sản phẩm CAO THẢO DƯỢC TRẦN GIA với thành phần tự nhiên từ atiso, bí đao và diệp hạ châu với tác dụng điều trị mụn tận gốc và hiệu quả thông thường chỉ 3 tháng sử dụng.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế stress. Giảm bớt căng thẳng tinh thần trong cuộc sống.
 
- Kiêng ăn các thức ăn ngọt - béo như chè, bánh ngọt, chocolate, xoài, sầu riêng...
 
- Tránh để táo bón
- Sinh hoạt điều độ, không thức khuya.
 
Trường hợp viêm da nặng, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.


ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét